Vào những tháng mùa mưa với những cơn mưa kéo dài, các đồ nội thất trong nhà, trong phòng làm việc thường có hiện tượng tụ nước, lâu ngày sẽ dẫn đến ẩm mốc. Vậy làm cách nào để bảo quản đồ nội thất trước những tháng mùa mưa này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản cho từng loại sản phẩm cụ thể.
1. Với nội thất bằng kính
Kính ngày nay cũng được ứng dụng trong khá nhiều đồ nội thất như cửa, bàn trà, cánh tủ tài liệu văn phòng… Kính có thể bị nước làm hỏng vì bề mặt kính có thể hấp thụ một lớp ẩm mỏng. Các ion sodium trong thuỷ tinh sẽ trao đổi với nguyên tử hydro trong nước để tạo thành lớp alkaly mỏng. Nếu lớp này không được lau đi nó sẽ tạo thành vết mốc rất khó lau. Mặt khác, quá trình lưu chứa các tấm kính nếu bị ẩm hoặc ở trong môi trường có độ ẩm cao dễ tụ sương sẽ gây hỏng kính do ẩm.
Cách xử lý: Muốn đồ nội thất bằng kính bền trước tiên cần thường xuyên rửa sạch và lau khô đúng cách. Dung dịch rửa thông thường phải phù hợp hàm lượng chất tấy thấp. Với những vết dầu và hợp chất dán kính phải được lau sạch bằng dung dịch phù hợp như xylen, toluên hoặc meths trước khi rửa xả. Sau khi rửa sạch phải lau khô kính bằng khăn mềm, sạch để kính không bám hơi nước.
Nếu bề mặt kính bị mốc khiến kính không sáng bóng thì dùng nước tẩy vết bẩn chuyên dùng bao gồm giẻ ráp và dung dịch có chứa cerium oxit. Tuy nhiên vẫn cần phải thử lên một vùng nhỏ trước khi làm sạch để tránh bị xước.
2. Với đồ nội thất bằng vải, nỉ
Vải, nỉ thường được ứng dụng trong sản xuất ghế văn phòng, ghế hội trường, sofa, đệm… Vải, nỉ có đặc tính dễ bám bẩn, bám mồ hôi nên rất dễ ẩm mốc, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều. Qua thời gian các sản phẩm này sẽ bị biến màu, mất màu, bề mặt có những đốm mốc trắng hoặc vàng. Thời gian ẩm lâu, tính đàn hồi của chất liệu sẽ bị mất đi, khả năng kéo giãn giảm, thể tích tăng. Khi thời kì ẩm ướt qua đi, đồ bằng vải sẽ trở nên yếu ớt, dễ hỏng.
Cách xử lý: Nếu như ghế sofa, các loại ghế văn phòng… làm bằng vải, nỉ bị ẩm, có thể lấy máy sấy tóc sấy khô. Với những thiết kế tinh vi, phức tạp hơn thì nên dùng máy hút bụi làm sạch và sấy khô.
3. Với đồ nội thất bằng da
Đồ da (dù là da thật hay da công nghiệp) tiếp xúc lâu ngày với môi trường ẩm ướt sẽ dễ biến màu, chất da trở nên cứng nhắc, trong môi trường với độ ẩm trên 90% sẽ có hiện tượng mốc.
Cách xử lý: Trước khi đồ da bị ẩm, nên dùng vải ướt mềm lau sạch bụi bẩn, sau đó bôi một lớp mỡ chồn hoặc mỡ cừu lên bề mặt. Cách này không chỉ có thể chống ẩm mà còn có tác dụng giữ màu cho đồ nội thất làm bằng da.
4. Với nội thất bằng gỗ
Đây là loại chất liệu được dùng phổ biến nhất và cũng có nguy cơ bị ẩm mốc cao nhất. Thời tiết quá ẩm sẽ khiến đồ nội thất làm bằng gỗ xuất hiện các giọt nước li ti trên bề mặt. Lúc này, lớp sơn phía ngoài có chỗ bị mất màu. Thậm chí khi bị ẩm nghiêm trọng sẽ sinh mốc, biến dạng.
Cách xử lý: Trước khi đồ gỗ có hiện tượng tụ nước hoặc nấm mốc, có thể xử lý bằng cách, bên trong đồ gỗ đặt các túi hút ẩm,. Bên ngoài bạn lau khô bằng khăn mặt, sau đó bôi một lớp dầu hạch đào (dầu quả óc chó) lên bề mặt.
5. Với đồ nội thất bằng kim loại
Đồ nội thất kim loại thường là khung chân bàn làm việc, khung chân ghế, các loại tủ, cửa… Nội thất kim loại trên thực tế ít bị ẩm mốc hơn những chất liệu khác, nhất là hiện nay đa số phần kim loại đều được sơn tĩnh điện chống nước, chống sự ăn mòn. Thế nhưng trong một số trường hợp đồ dùng bằng kim loại do lượng nước trong không khí lớn sẽ bị gỉ sét, cuối cùng là mục ruỗng.
Đồ nội thất kim loại thường là khung chân bàn làm việc, khung chân ghế, các loại tủ, cửa… Nội thất kim loại trên thực tế ít bị ẩm mốc hơn những chất liệu khác, nhất là hiện nay đa số phần kim loại đều được sơn tĩnh điện chống nước, chống sự ăn mòn. Thế nhưng trong một số trường hợp đồ dùng bằng kim loại do lượng nước trong không khí lớn sẽ bị gỉ sét, cuối cùng là mục ruỗng.
Cách xử lý: Trong những ngày mưa nồm, tốt nhất dùng vải khô lau sạch đồ kim loại để hút nước.
Nguồn: http://noithathoaphat.pro/blog/561-de-do-noi-that-khong-bi-am-moc-trong-mua-mua.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét